Năm 2020 được dự báo sẽ là năm mà mùa hè nắng nóng kỷ lục trong suốt 10 năm trở lại đây, nên có thể có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của bạn. Vậy làm sao để có thể “sống sót” qua khoảng thời gian này? Hãy ghi nhớ ngay những tip dưới đây của chúng tôi nhé!
Ăn uống đúng cách
Thời tiết nắng nóng kéo dài thường sẽ khiến cơ thể người gặp nhiều khó chịu, thậm chí nắng nóng còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và rất có thể sẽ gây tử vong. Nắng nóng dễ gây mất nước, ăn không ngon, ngủ không yên lâu dần có thể làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi, làm việc mất tập trung không hiệu quả… Vì vậy, trong mùa nắng nóng, bạn nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, uống nhiều nước để kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng cường đề kháng, sức khỏe cho cơ thể:
- Uống nhiều nước: Nước là thành phần dưỡng chất không thể thiếu giúp cân bằng và duy trì nhiệt độ cho cơ thể, có thể tránh được các hiện tượng say nắng, cảm nắng… Trong mùa nắng nóng kỷ lục như thế này, bạn nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Cách tốt nhất là uống ép nước hoa quả hoặc là các đồ uống điện giải nếu bạn tập luyện thể thao, không nên uống các viên thuốc muối, thuốc sủi trừ khi bác sĩ đồng ý. Lượng nước trung bình mỗi người cần thiết nạp vào cơ thể hằng ngày là từ 1,5 – 2 lít nước, nhưng trong mùa nóng này, bạn có thể cần một lượng lớn hơn, khoảng từ 2,5 – 3 lít. Bạn có thể tư vấn bác sĩ để biết lượng nước chính xác bạn nên bổ sung mỗi ngày.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả: Rau xanh, hoa quả có chứa rất nhiều loại vitamin có tác dụng tăng cường đề kháng, thanh nhiệt và giải độc cơ thể, giúp cho bạn cảm thấy sảng khoái, mát mẻ hơn vào mùa hè. Trung bình mỗi ngày một người nên nạp vào cơ thể nhất 200gr trái cây và 300gr rau xanh.
Các loại canh có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như canh rau muống, canh cua, hến, thịt nạc nấu chua… rất thích hợp cho mùa hè. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có những khuyến cáo rằng, trong những ngày nắng nóng kỷ lục tới, làm cho nhiệt độ môi trường cao khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, các loại con trùng trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián… cũng phát triển mạnh hơn. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để gây ra các bệnh đường tiêu hoá (đau bụng, tiêu chảy…), dễ gây nhiều loại bệnh như ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc tập thể. Vì vậy, bạn không nên ăn, uống các loại thực phẩm chế biến sẵn để lâu, thức ăn đường phố, bán “phơi” ngoài trời.
- Mặc dù đồ uống lạnh và kem sẽ là những món cực kỳ hấp dẫn vào mùa nắng nóng nhưng chúng thường có ít tác dụng tốt lên cơ thể, ngoài ra cũng chỉ có thể giúp bạn thoải mái trong vài phút. Ăn và uống quá nhiều những thực phẩm và đồ uống loại này có thể khiến dạ dày bạn bị co thắt và bị một số bệnh lí về hô hấp, răng miệng, đau họng… Không nên uống rượu, bia, đồ uống có cồn vì nó sẽ làm cho bạn mất nước nhiều hơn, thay vào đó, để phòng tránh tác động gây hại của nắng nóng, bạn có thể cân nhắc việc uống những loại đồ uống nước ép lành mạnh từ rau củ quả để giải nhiệt và bổ sung đủ nước cho cơ thể như nước ép trái cây, rau củ, nước điện giải…
Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng
Bảo vệ làn da khỏi sự tàn phá của ánh nắng mặt trời gay gắt là một điều cần thiết, đặc biệt là với các chị em phụ nữ. Mùa hè đến thường kéo theo những cơn nắng gắt và kéo dài, đồng nghĩa với cường độ tia cực tím (tia UV) cũng mạnh hơn. Để cơ thể tiếp xúc thời gian dài với tia UV là yếu tố chủ yếu gây ra các vấn đề trên da, đặc biệt là rối loạn tăng sắc tố làm xạm da và lão hóa da, sốc nhiệt, bỏng da, thậm chí ung thư da.
Vì vậy, để phòng tránh các nguy cơ gây bệnh về da và gây hại cho sức khỏe trong mùa nắng nóng kỷ lục thì bạn nên có các biện pháp chống nắng trước khi ra đường, kể cả với phái nam. Bạn cần chống nắng, bảo vệ da bằng cách bôi các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao (khoảng từ 30 – 50) trước khi ra đường ít nhất 15 phút hoặc sử dụng viên uống chống nắng.
Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị thêm các loại áo chống nắng, quần áo dài tay, găng tay chống nắng, đội nón, đeo khẩu trang để che chắn da khi ra ngoài trời nắng, và đeo kính râm bảo vệ mắt. Nên chọn các loại quần áo rộng rãi, sáng màu để tránh hấp thụ nhiệt, hạn chế luồng không khí hay gây bí bách cho cơ thể.
Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng có những khuyến cáo thêm rằng, khi nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, chất bã nhờn, đặc biệt là ở trẻ em hay người già lớn tuổi thường mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị hăm, lở loét hoặc các vi khuẩn nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn… Vì vậy, bạn cần phải chú ý vệ sinh da kỹ hơn, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày để có thể tẩy rửa lớp bụi bẩn, mồ hôi trên da, giúp cho các lỗ chân lông được thông thoáng.
Sử dụng điều hòa kết hợp quạt điện
Các báo cáo nghiên cứu khoa học của Mỹ khuyên mọi người không nên chỉ sử dụng quạt điện trong thời tiết quá nắng nóng, mặc dù chúng được bán và sử dụng rộng rãi trên thị trường để giúp làm mát vào những ngày hè nóng bức. Bởi quạt điện thường chỉ tạo nên cảm giác thoải mái giả mà không làm giảm được nhiệt độ cơ thể, không khí thường chỉ tập trung vào một khu vực nhất định thay vì làm mát liên tục khắp phòng và lưu thông không khí với bên ngoài.
Chính vì vậy, chỉ cần rời khỏi quạt là bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy nóng ngột ngạt, bức bối trở lại. Không những thế, việc làm mát chỉ tập trung vào một khu vực có thể gây ra một số bệnh hô hấp như viêm họng, sổ mũi…
Thay vì chỉ sử dụng quạt điện, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên kết hợp sử dụng các loại điều hòa không khí với quạt điện để có thể làm mát không gian phòng ở. Khi kết hợp sử dụng hai món đồ này, không khí mát được lưu chuyển liên tục trong phòng mà điều hòa không cần phải hoạt động liên tục ở cường độ cao, vừa xóa tan ngột ngạt, tạo cảm giác sảng khoái, mát mẻ cho người dùng lại vừa có thể giúp tiết kiệm điện và giúp máy giữ được tuổi thọ lâu dài.
Bên cạnh đó, công nghệ của các dòng điều hòa hiện đại ngày nay còn có càng nhiều chức năng phụ trợ giúp bảo vệ tối đa sức khỏe của bạn và cho gia đình như: Công nghệ lọc vi khuẩn, bụi bẩn, công nghệ cân bằng ẩm giúp bảo vệ, tránh gây khô da và tóc… Đặc biệt, sử dụng điều hòa cực kỳ thích hợp với các gia đình có con nhỏ, người già bị bệnh hô hấp.
Sử dụng tủ lạnh
Trong mùa nắng nóng kỷ lục năm nay, nhu cầu sử dụng tủ lạnh tăng cao là rất bình thường, bởi vì, tủ lạnh không chỉ có tác dụng làm đá, ướp lạnh đồ uống, đồ ăn giải nhiệt cơ thể vào mùa hè mà còn sử dụng giúp bảo quản thực phẩm tươi sống không bị ôi thiu bởi nhiệt độ cao bên ngoài. Tuy nhiên, để tránh nhiễm khuẩn chéo, khi bảo quản thực phẩm, bạn nên phân loại thành các nhóm thực phẩm tươi sống, thực phẩm chín và các loại rau củ, để ở các ngăn riêng biệt.
Tránh ra đường vào khung giờ “đỉnh nhiệt”
Thời gian thường từ 10 – 17h là thời gian nắng nóng trong ngày, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 – 16h, vì thế, bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Nếu có công việc làm ngoài trời thì bạn nên sắp xếp làm xong vào buổi sáng (trước 10h) hoặc vào buổi chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, và vui chơi ngoài trời nắng.
Với những người lao động bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến những nơi có không khí mát mẻ mỗi giờ một lần, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc, trong lúc làm việc nên đeo khẩu trang, mặc quàn áo dài và đội mũ để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, bạn nên chú ý không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, như khi từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nắng và ngược lại để tránh bị sốc nhiệt. Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi với môi trường, các lỗ chân lông cũng không kịp giãn nở (hoặc co lại) khiến nhiệt độ thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn, dễ gây cơ thể bị cảm lạnh, cảm nắng, người thể chất yếu rất có thể bị sốc nhiệt, choáng váng, ngất xỉu.
Tập luyện thể thao nhẹ nhàng
Chăm chỉ luyện tập thể thao được xem là một hoạt động tốt, giúp tăng cường thể lực và sức đề kháng cao cho cơ thể. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng kỷ lục này, bạn cũng nên lưu ý tự bảo vệ bản thân khi tập thể dục bởi khá nhiều trường hợp vì chủ quan, luyện tập sai phương pháp, không phù hợp với thời tiết dẫn đến thiếu oxy lên não gây đột quỵ hoặc gây mất nước dẫn đến chóng mặt, tụt huyết áp…
- Trong những giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm như thế này, bạn chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng có thể giúp duy trì cơ bắp, sức bền… trong khoảng 30 phút thay vì các bài tập nặng cần đến nhiều thể lực và kéo dài cả tiếng đồng hồ.
- Nên tập luyện vào khoảng thời gian nhiệt độ đã dịu bớt như vào buổi sáng sớm từ 5 – 6h hoặc vào buổi chiều muộn lúc 6 – 7h.
- Nên lựa chọn các môn thể thao ở trong nhà và dưới nước như bơi lội, yoga, gym… Nếu tập thể dục thể thao ngoài trời, bạn nên tập ở công viên có nhiều cây xanh, bóng mát để hít thở không khí trong lành, thoáng mát.
- Chú ý bổ sung nước trước, sau và trong khi tập luyện. Bạn nên sử dụng các loại nước điện giải hoặc nước đường muối. Tuy nhiên, chỉ nên uống một lượng nước vừa phải (trước khi tập nên uống khoảng 2 cốc nước; trong quá trình luyện tập, nếu khát, bạn có thể uống một ngụm nước nhỏ để tránh xóc bụng), không được uống quá nhiều sau khi tập thể thao vì điều này khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tăng thêm áp lực cho tim. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống ít nước sau khi tập luyện để cơ thể không bị mất nước.
- Thay áo đã mặc sau khi luyện tập để tránh bị viêm khớp, thấp khớp.
- Sau khi luyện tập hoặc chơi thể thao, không nên ăn hay uống các loại đồ uống lạnh. Đặc biệt, bạn cần tuyệt đối tránh tắm nước lạnh ngay vì điều này có thể gây nguy cơ rối loạn các cơ quan nội tạng dẫn đến cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ.
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, mong rằng bạn sẽ vượt qua mùa nắng nóng kỷ lục năm nay với sức khỏe đảm bảo nhất. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Tâm Phát Blog để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị khác nữa nhé!
Bình luận