Hợp âm có vai trò quan trọng trong các ca khúc được sáng tác và ra mắt bởi các nhạc sĩ. Vậy hợp âm là gì? Có các hợp âm cơ bản nào? Cùng tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.
Hợp âm là gì?
Hợp âm là thành phần chính tạo ra nhạc nền cho giai điệu chính, được sử dụng trong đệm hát. Hợp âm được hình thành từ 2-3-4 hoặc nhiều nốt nhạc vang lên cùng một thời điểm tùy theo quy luật sáng tác nhất định. Trong trường hợp không có quy luật thì không gọi là hợp âm mà chỉ là âm chồng.
Nói dễ hiểu hơn, hợp âm là tập hợp các thanh âm được sắp xếp theo trật tự nhất định. Trong làm nhạc nền hay hát đệm ngoài điệu nhạc thì hợp âm chính là yếu tố quan trọng để tạo ra một giai điệu hay.
Hợp âm chuẩn là gì?
Hợp âm chuẩn là một tổ hợp âm thanh được phối chuẩn. Giúp người chơi nhạc nắm bắt âm sắc chuẩn, từ đó tạo ra các ca khúc có âm thanh hay và đầy cảm xúc.
Như chúng ta đã biết trong âm nhạc có 7 nốt nhạc chính theo thứ tự là Đồ – Rê – Mi – Pha – Sol – La -Si. Được mặc định tương ứng với các chữ cái (C – D – E – FG – A – B).
Dựa vào 7 nốt nhạc này mà các nhạc sĩ sẽ tạo ra hợp âm cho nhiều ca khúc và bản nhạc hay khác nhau.
Đằng sau một chữ cái sẽ có một ký tự hoặc một chữ cái nhỏ đi kèm. Những kí tự này ký hiệu cho các loại hợp âm khác nhau. Sau đây là những ví dụ để bạn hình dung rõ hơn:
- Maj ≧ Major ≧ Trưởng
- Min ≧ Minor ≧ Thứ
- Dominant ≧ Hợp âm át
- b: dấu giáng
- #: dấu thăng
- 7: hợp âm 7
Hoặc:
- m: thứ (°hợp âm thứ°).
- #: thăng (°hợp âm thăng°).
- b: giáng (°hợp âm giáng°);
- 7: bảy (°hợp âm bảy°).
Hợp âm thứ:
- A: La trưởng: Đây là hợp âm trưởng nếu không có kí tự nào phí sau.
- Am: La thứ
- Ab: La giáng
- A#: La thăng
- A7: La bảy
Cách tìm hợp âm của một ca khúc, bài nhạc bất kì
Có 2 việc bạn cần tìm hiểu trước khi muốn tìm đúng hợp âm của một ca khúc. Đó là tìm chủ âm ca khúc và hợp âm trong ca khúc. Chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 phương pháp này nhé:
Tìm chủ âm ca khúc
Khi tiến hành tìm chủ âm ca khúc có thể xảy ra ba trường hợp sau:
+ Bộ khóa không dấu thăng giảm: Chủ âm bài có thể là C (Do trưởng) hoặc Am (La thứ).
+ Bộ khóa có dấu giảm: Một dấu giảm Bb thì chủ âm ca khúc là Rê thứ – Dm hoặc F – Fa trưởng. Nếu thấy một dấu giảm, thì dấu giảm trước dấu giảm cuối là tên của chủ âm trưởng. Và đếm xuống hai nốt để biết tên chủ âm ở cùng thứ.
+ Bộ khóa có dấu thăng: Ở dấu thăng cuối, bạn cộng thêm một phần hai cung sẽ là tên chủ âm trưởng. Sau đó đếm xuống hai nốt thì sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ.
Tìm hợp âm trong ca khúc
Thông thường những ca khúc ở nước ta sử dụng 6 hợp âm chính. Hai hợp âm chủ và những hợp âm còn lại sẽ sắp xếp theo luật 1 – 4 – 5.
Ví dụ: Bài hát cung Do trưởng – C, có âm giai tương ứng là La thứ -Am. Và nếu âm trưởng là Do thì ta có thể dùng bàn tay trái để đếm ngón: Ngón cái là Do, ngón trỏ là Rê ( bỏ), ngón giữa là Mi (bỏ), ngón áp út Fa (chọn), ngón út là Sol (chọn).
Theo đó phía hợp âm chuẩn Do trưởng có ba hợp âm lần lượt là Fa (F), Sol (G) và Do (C). Phía hợp âm La thứ có 3 hợp âm là Rê thứ (Dm), La thứ (Am) và Mi trưởng (E)
Cách đặt hợp âm vào bài nhạc
Đổi hợp âm
Chúng ta nên áp dụng quy luật đơn giản sau đây đổi hợp âm cho chính xác. Chẳng hạn, mỗi ca khúc nhạc Việt dùng một hợp âm cho một ô nhịp, sẽ đổi ở phách một, đầu nhịp. Ta có thể dùng hai hợp âm ở trong một ô nhịp, đổi phách 1-3 nếu bài hát nhịp Bốn.
Nhạc sĩ sẽ dựa vào chủ âm thứ hay trưởng để có hợp âm đa số. Theo quy tắc thì nếu bài hát bắt đầu bằng chủ âm thì kết thúc tại ô nhịp cuối sẽ bằng chủ âm.
Ví dụ: Bài nhạc bắt đầu bằng cung La thứ (Am), đoạn giữ có thể là âm Dm, E7, hợp âm C — F — G7 để thay đổi không khí nhưng kết thúc phải ở Am.
Phương pháp học cách đánh cấp tốc
+ Bạn có thể tìm kiếm các bản ghi hợp âm cơ bản cho guitar.
+ Tiến hành tập chơi 6 hợp âm bên trên thật thành thạo, nhớ kĩ nốt cũng như cho quen tai.
+ Khi chơi vào ngay chủ âm tại ô nhịp đầu, hát ô tiếp, rồi so với 6 hợp âm trên xem hợp âm nào thuận tai, dễ chịu cũng như chuẩn nhất.
Lưu ý khi ấn hợp âm guitar
Đối với những bạn mới tập bấm hợp âm cần tập luyện kiên trì đều đặn trong một tuần. Sắp xếp trật tự nốt nhạc hợp âm từ trên xuống, nốt ở trên đặt trước rồi mới đến các nốt tiếp theo ở dưới.
Khi chơi nên đặt ngón tay gần về phía phải, ngón tay vuông góc với cần đàn. Việc này sẽ giúp bạn dễ bấm hơn và âm thanh của đàn sẽ vang tròn tiếng hơn.
Lưu ý là khi đánh dây buông, tay trái tuy không bấm nhưng tay phải vẫn phải đánh. Còn dây khi không chơi thì tay trái không bấm, tay phải không đánh nhé
Các hợp âm cơ bản
Các hợp âm cơ bản được quý và được dùng phổ biến trong tất cả những bài hát mà ta nghe hằng ngày. Hợp âm cơ bản được xây dựng ở trên ba bậc cơ bản I, III và IV.
Chẳng hạn như hợp âm cơ bản VII cho cảm xúc bay bổng hơn. Hợp âm cơ bản là nền tảng tạo thành những hợp âm nâng cao. Nên nếu bạn muốn tạo hợp âm khác cho mình thì chỉ cần thêm nốt khác vào theo đúng quy tắc. Tuy hợp âm guitar rất đa dạng nhưng ta chỉ cần học và luyện tập theo các hợp âm cơ bản thì có thể dễ dàng đánh được ca khúc mình yêu thích. Nếu bạn là người mới tập chơi thì cần cố gắng luyện tập kiên trì khoảng 2 đến 3 tuần. Là có thể nắm được các bước cơ bản để chơi nhiều bài hát khác nhau.
Sẽ có 9 hợp âm cơ bản để người chơi luyện đánh guitar, còn hợp âm thứ 10 là Fa. Thường thì hợp âm Fa trưởng là hợp âm rất khó nên trước khi tập hợp âm này. Bạn cần luyện tập nhuần nhuyễn cách bấm âm Fa đơn giản cho mình nhé.
Bài viết trên là kiến thức cơ bản về hợp âm, cách sử dụng và một vài kỹ năng để nhận biết hợp âm cũng như phương pháp chơi đàn guitar cơ bản nhất.
Bình luận