Hiện nay, có một mô hình kinh doanh ra đời chưa lâu nhưng nó mang lại hiệu quả rất tốt cho các thương hiệu trong việc tạo lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Đặc biệt với các thương hiệu nhỏ (doanh thu chưa tới 1 tỉ USD/năm). Mô hình này giúp thương hiệu hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng hơn. Từ đó doanh nghiệp đưa ra những thay đổi kịp thời về chiến lược phát triển sản phẩm. D2C hiện nay đang là mô hình kinh doanh tiềm năng trong thời đại công nghệ mới. Cùng tìm hiểu D2C là gì? Điều gì đã làm nên sự phát triển vượt bậc của mô hình D2C so với các mô hình khác trong bài viết sau.
-
D2C là gì?
D2C là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Direct to Customer. Đây là hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán tới người mua thông qua website doanh nghiệp hoặc cửa hàng chính hãng chứ không qua trung gian như đại lý, cửa hàng bán lẻ hay các nhà phân phối. Thương hiệu sử dụng mô hình D2C sẽ sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng, phát triển sản phẩm, sản xuất, thiết kế, marketing phân phối,…
Thông thường một trình tự D2C sẽ là: đầu tiên khách hàng truy cập vào link phân phối sản phẩm và mua hàng, sau đó nhân viên call center sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và sau khi chuyển đổi trạng thái đặt hàng thành công thì bạn sẽ được tính hoa hồng cho đơn hàng đó. Tiền hoa hồng cho mỗi sản phẩm sẽ phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh.
Mô hình này giúp doanh nghiệp chủ động hơn rất nhiều so với những cách làm marketing khác trong việc nắm bắt hành vi và động cơ mua của khách hàng. Tối ưu hóa chi phí, xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng một cách trực tiếp.
-
Cơ hội và thách thức mà mô hình D2C đem lại
-
Cơ hội
Mô hình D2C giúp giảm thiểu phần lớn ngân sách. Doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí cho hoạt động phân phối sản phẩm tới các đại lý, hệ thống, giúp nâng cao uy tín và sự tin cậy của khách hàng về sản phẩm chính hãng.
Doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C sẽ nắm được rõ data khách hàng, thói quen mua sắm tiêu dùng và nhân khẩu học. Để từ đó chủ động trong nghiên cứu, thu thập dữ liệu làm tiền đề cho việc phát triển sản phẩm, thiết kế sản phẩm mới phù hợp với xu hướng người dùng mới.
Từ những kết quả thu được khi sử dụng mô hình D2C thì các doanh nghiệp sẽ có hướng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và giúp thương hiệu chuyên nghiệp hơn.
Quản lý nhanh chóng và chặt chẽ các kênh truyền thông của doanh nghiệp.
-
Thách thức
Thách thức lớn nhất của mô hình D2C sẽ là chưa được phổ biến. Vì đây là mô hình mới ra đời chưa lâu nên chưa nhận được sự tin dùng của nhiều thương hiệu. Các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, chuyển đổi. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên.
Điều khiến doanh nghiệp thực sự lo lắng khi bắt đầu mô hình D2C đó là gây ra sự xung đột với các kênh trung gian hiện tại. Để giảm thiểu rủi ro này, doanh nghiệp nên xác định từng dòng sản phẩm phù hợp với mô hình D2C hay phân khúc khách hàng nào phù hợp với hình thức này. Lời khuyên ở đây đó là doanh nghiệp nên áp dụng một cách hài hòa giữa 2 hình thức.
Lợi dụng những đặc tính của mô hình này, nhiều cá nhân đã lập ra website để bán hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng. Nhằm thu về lợi nhuận trong ngắn hạn. Họ lập nên những trang web bán hàng sau đó nhập hàng kém chất lượng về bán với giá rẻ hơn thị trường. Tình trạng nay đang diễn biến khá phổ biến khiến cho loại hình D2C bị bóp méo. Làm giảm đi sự tin tưởng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
-
Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình D2C
-
Xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Bản chất của mô hình D2C (Direct to Consumer) là việc doanh nghiệp làm chủ hoàn toàn chuỗi cung ứng, từ sản xuất, vận hành và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Ví dụ khi một khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì sản phẩm của đối thủ, thông qua nhà bán lẻ trung gian. Thì doanh nghiệp của bạn đã giành được một giao dịch bán hàng nhưng lại mất đi cơ hội xây dựng quan hệ với khách hàng.
D2C tạo ra những trải nghiệm đến trực tiếp khách hàng, nó giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu của mình đến khách hàng.
-
D2C như một kênh nghiên cứu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng để ra mắt một dòng sản phẩm mới theo cách cổ điển thì tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường, sản xuất và ra mắt sản phẩm.
D2C có thể được doanh nghiệp cân nhắc coi như một phương án thử nghiệm ít rủi ro hơn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả của chiến dịch marketing, tiềm năng của sản phẩm bởi lượng thông tin được kiểm soát từ đầu đến cuối. Từ đó ra quyết định có nhân rộng ra các hệ thống đối tác bán lẻ.
-
D2C cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng.
Đối với nhiều doanh nghiệp, việc áp dụng mô hình D2C là cơ hội giúp họ thu thập được dữ liệu người dùng trong quá trình giao dịch. Từ đó thay đổi, tạo ra những trải nghiệm mua sắm đặc thù dành riêng cho những tập khách hàng khác nhau của họ,
Khi nhà sản xuất bán hàng thông qua hệ thống trung gian phân phối. Họ gần như không can thiệp được vào cách bán hàng. Việc khách hàng rời một cửa hàng hay trang web có vui vẻ và hài lòng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà phân phối. Với mô hình D2C, các công ty có thể thấy rõ hơn quy trình, hành vi mua hàng của họ, để sử dụng các chiến thuật tiếp thị và bán hàng thích hợp.
Lời kết
Hi vọng bài viết có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về D2C, xu hướng phát triển của D2C cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mọi ý kiến đóng góp bạn có thể để lại ở phần bình luận.
Bình luận