Trong giảng dạy và học tập môn hoá học thì bảng tuần hoàn (hay hệ thống tuần hoàn) các nguyên tố hoá học là một công cụ rất cần thiết.
Tuy nhiên, để học thuộc hay rành rọt về bảng tuần hoàn hóa học không phải là điều dễ dàng đối với hầu hết các bạn học sinh. Dưới đây là vài mẹo nhớ bảng tuần hoàn hóa học giúp bạn nhớ lâu hơn và đọc nó một cách dễ dàng hơn.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mendeleev
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cách thức hiển thị dạng bảng các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh năm 1869. Ông đã phát minh một bảng sắp xếp các nguyên tố hóa học, chỉ ra quy luật giúp chúng dễ được nhận biết hơn.
Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học được chỉnh sửa và mở rộng dần theo thời gian khi các nguyên tố mới được phát hiện. Tuy nhiên, hình thức hiển thị cơ bản hầu như vẫn được giữ nguyên.
Giá trị thực chất của bảng tuần hoàn hóa học là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Thuộc tính của mỗi nguyên tố là khác nhau nếu xét theo chiều dọc của cột bảng hoặc theo chiều ngang dọc theo các hàng.
Bảng tuần hoàn hóa học được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học và nó là một phần của quá trình phát triển, tiến hóa của nhân loại.
Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học
Để có thể sử dụng bảng tuần hoàn hóa học một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần phải chú ý đến những thành phần sau đây:
Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô riêng biệt trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự của ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron (e), được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Số thứ tự chu kì nguyên tố = số lớp e.
- Bảng tuần hoàn hóa học hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:
-
- Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
- Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
- Chu kì 7 chưa hoàn thành.
Nhóm nguyên tố
-
- Nhóm nguyên tố là một tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau nên được xếp thành 1 cột.
- Hiện tại có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:
- Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự của nhóm A = tổng số e ở lớp ngoài cùng
- Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử ở tận cùng có dạng (n – 1)dxnsy:
-
- Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y)B.
- Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm VIIIB.
- Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y – 10)B.
Khối nguyên tố (block)
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn gồm 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
- electron cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.
Đặc biệt là nguyên tố Hidro hiện nay được xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Nguyên tố He mặc dù có 2 electron lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì Hidro giống kim loại kiềm đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1 electron nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He; còn He mặc dù có 2 electron ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình electron đó là bão hoà.
Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Để có thể ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học, bạn có thể sử dụng những cách nhớ nhanh được liệt kê dưới đây.
Nghiên cứu bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóa học. Trong bảng tuần hoàn hóa học, mỗi một ô sẽ bap gồm nguyên tố cùng các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn hóa học, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều nằm trong ô nguyên tố.
Bạn hãy học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học với mười nguyên tố đầu tiên bên trong bảng. Khi nhớ và thành thạo các nguyên tố này, bạn học cách suy diễn các giá trị nguyên tố kế tiếp. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mendeleev.
Xem đi xem lại bảng nhiều lần
Nghe thì có vẻ khá phổ thông và đơn giản nhưng bạn cần ghi nhớ mỗi lần xem lại. Phương pháp này cũng rất hữu ích khi bạn áp dụng để học những môn học khác.
Bạn nên in hoặc mua một bảng tuần hoàn, bạn có thể mang đi mọi nơi và học bất cứ khi nào thuận tiện. Hãy in thật nhiều bản và dán ở những nơi dễ thấy trong không gian học. Hãy ghim những tờ note thông tin trên bảng khi bạn cần ghi nhớ.
Đơn giản hơn, trong thời buổi công nghệ, học bảng tuần hoàn có vẽ rất là dễ dàng, bạn có thể chụp lại bảng tuần hoàn các nguyên tố làm màn hình nền. Thường xuyên xem sẽ nhớ được lâu hơn.
Hoặc đọc những nguyên tố như một bài thơ chằng hạn. Cách nhớ dãy kim loại bá đạo nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Áo Phi Âu.
Làm thật nhiều bài tập độ khó từ thấp tới cao
Cách nhanh chóng biến bạn trở thành một người giỏi hóa thực thụ là thường xuyên giải các bài tập về hóa học, tra khảo và xem các nguyên tố hóa học. Thực hiện các phương trình cân bằng hóa học cần thiết.
Bình luận