Bạn đã thử hình dung một ngày nào đó, xe ô tô không người lái sẽ xuất hiện đầy đường phố chưa? Trong tương lai, máy móc liệu có khả năng thay thế hoàn toàn bác sĩ trong việc khám và điều trị bệnh? Vì sao có nhiều điều lạ lùng đến như vậy?
Chẳng bao lâu nữa, viễn cảnh này sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực khi mà thời đại công nghệ 4.0 thực sự lên ngôi. Vậy, công nghệ 4.0 là gì?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm công nghệ 4.0 là gì, những điều “được và mất” khi toàn thế giới, trong có đó Việt Nam đang tiến dần đến kỷ nguyên khoa học, kĩ thuật tiến bộ vượt bậc chưa từng có trong lịch sử loài người.
Công nghệ 4.0 là gì
Công nghệ 4.0 là tên viết tắt của cuộc cách mạng 4.0. Năm 2013, khái niệm này chính thức xuất hiện trong buổi báo cáo của chính phủ Đức và thực tế đã có nhiều nước phát triển đang dần hội nhập xu thế, đưa nhân loại tiến lên một tầm cao mới.
Cuộc cách mạng 4.0 lần này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và được cho là bước chuyển mình khủng khiếp. Đây sẽ là thời đại mà tất cả các loại máy móc đều được tự động hóa và trao đổi thông tin qua dữ liệu. Các loại rô bot thông minh sẽ có đủ sự nhạy cảm để quản lý, tính toán, thậm chí là đưa ra những quyết định kịp thời, chuẩn xác thay thế con người nhờ vào thiết bị cảm biến.
Để có căn cứ so sánh sự tiến bộ vượt trội mà công nghệ 4.0 đem lại, chúng ta thử điểm qua các giai đoạn của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.
Tóm lại: Cách mạng 4.0 là kỷ nguyên vạn vật kết nối internet
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi xướng từ Anh quốc, đánh dấu sự ra đời của động cơ hơi nước. Chúng ta loại bỏ dần quy trình lao động chân tay và sức kéo động vật, tận dụng được nguồn năng lượng mới từ sắt, thép, than đá để chế tạo ra các loại máy móc chạy bằng hơi nước, giúp gia tăng năng suất lên 40 lần.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai cuối TK 19 nổi bật nhờ vào phát minh ra điện, phát minh máy tính, máy tự động, hệ thống điều khiển… Nhờ vậy, hàng hóa được sản xuất hàng loạt, giá thành rẻ hơn, đáp ứng được cho thị trường rộng lớn hơn, xuất hiện các loại vật liệu có độ bền cao như polymer…
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng máy tính.
Cuối thế kỉ 20, nền công nghiệp thế giới đã phát triển rất mạnh mẽ. Tuy tự động hóa sản xuất nhờ điện tử và công nghệ thông tin nhưng yếu tố con người vẫn đóng vai trò then chốt, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng của 40 năm tiếp theo.
Trở lại với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày nay, mọi thứ thế giới đang dần hội nhập mang tính siêu việt có xu hướng hơi lạ lẫm với chúng ta. Thật khó tin khi mà ranh giới giữa công nghệ vật lý, sinh học và kĩ thuật số trở nên “matching” (hòa lẫn) nhau.
Sự khác biệt lớn nhất và cũng là nỗi trăn trở toàn nhân loại đặt ra cho công nghệ 4.0 là liệu rằng khi máy móc làm hết tất cả thì vị thế con người còn không? Vai trò còn lại của chúng ta là gì?
Cụ thể, công nghệ Kĩ thuật số sẽ bao hàm các yếu tố:
- Mọi thứ kết nối qua Internet – Internet of Things (IoT)
- Trí tuệ nhân tạo (Al)
- Nguồn dữ liệu lớn (Big Data)
Công nghệ Vật lý:
- Đỉnh cao là sự xuất hiện của Robot có trí tuệ.
- Các loại xe tự lái…
- Công nghệ Nano (ứng dụng để phân tích, thiết kế và chế tạo các hệ thống, thiết bị giúp xử lý có khả năng truy quét, dò tìm…)
- Các loại vật liệu mới như: skyrmions (chuyên lưu trữ dữ liệu) hay grapheme (siêu mỏng, nhẹ, bền…)
Song song đó, ở yếu tố Công nghệ sinh học, cuộc cách mạng 4.0 sẽ tiến hành cho ra đời những nghiên cứu nhằm ứng dụng tốt nhất, hiệu quả nhất, tiện dụng nhất, nhanh chóng nhất trong các lĩnh vực: hóa học và vật liệu, chế biến lương thực – thực phẩm, nông nghiệp, thủy sản, y dược, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường…
Tóm lại, sự có mặt của công nghệ 4.0 là xu hướng trong công nghiệp và sản xuất mà ở đó sự tự động hóa và trao đổi dữ liệu được đặt lên hàng đầu.
Bản chất cuộc cách mạng 4.0
Như đã nói ở trên, bản chất của cuộc cách mạng 4.0 là sự kết nối và xử lý giữa vạn vật với nhau nhờ vào các thiết bị ngoại vi, nền tảng công nghệ số, chúng được tích hợp tất cả và hoạt động hài hòa trong một tổng thể.
Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, công nghệ vật liệu mới và công nghệ robot là điểm sáng cực kì đắt giá khi thay thế gần như toàn bộ sức lao động của con người – từ chân tay cho đến bộ não mang tính đột phá.
Việt Nam chúng ta có lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp. Vậy, nếu cuộc cách mạng 4.0 bao phủ lên toàn bộ đời sống chúng ta thì đội ngũ này sẽ đi đâu, về đâu?
Trong tương lai, những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại và không mang tính sáng tạo như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên văn phòng, trực tổng đài, bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường, tạp vụ… sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi máy móc và robot thông minh.
Xe tự lái thời đại công nghệ 4.0 sẽ được gắn bộ xử lý và cảm biến, lấy dữ liệu để xác định đường đi và điểm dừng, tự giữ khoảng cách an toàn và nhận biết cung đường đi tránh chướng ngại vật, báo động khi nhận thấy các nguy cơ có thể xảy ra… những việc mà trước đây chúng ta đều phải tự kiểm tra và xử lý.
Đặc biệt, trong lĩnh vực Marketing trên nền tảng 4.0, máy móc có thể làm tốt các công đoạn tìm kiếm nội dung, hình ảnh, quét được toàn bộ dữ liệu và sàng lọc để thu hút người đọc… Thậm chí, robot còn biết truy xuất quá khứ các hoạt động của hàng loạt các website để chọn khung giờ post để thu hút người dùng đông đảo nhất…
Cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ 4.0
Cơ hội nào cho chúng ta khi hội nhập công nghệ 4.0 như thế nào?
Đương nhiên, chúng ta sẽ có sự hào hứng nhất định khi hình dung về tương lai, nơi mà mọi nhu cầu của con người đều được đáp ứng tối ưu, chất lượng cuộc sống sẽ không ngừng được nâng cao.
Bạn sẽ không phải làm việc nặng nhọc trong những môi trường độc hại, nguy hiểm, mất vệ sinh… ảnh hưởng sức khỏe mà thay vào đó là dùng bộ não để điều khiển, sắp xếp các công việc mà robot chưa thay thế được.
Rõ ràng, không thể phủ nhận, sự hoán chuyển của công nghệ 4.0 đưa chúng ta bước vào kỉ nguyên của sự tiến bộ và văn minh hơn hẳn.
Với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, ít lâu nữa, máy móc sẽ thay thế dần cho con người trong mọi hoạt động. Song song đó, các quy trình điều hành sản xuất đều được kết nối Internet và tương tác với nhau trong một không gian chung, quy về một mối. Cuộc cách mạng 4.0 dự kiến sẽ áp sự đổi mới lên toàn bộ hệ thống kinh tế thế giới của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thách thức nào buộc chúng ta không ngừng nâng cao trình độ và năng lực?
Những bất cập mà cuộc cách mạng 4.0 này đem lại cũng là vấn để nan giải khi xã hội sẽ mất cân bằng lao động, những mâu thuẫn nội tại sẽ khó giải quyết triệt để.
Không chỉ có người nghèo mất đi nhiều cơ hội việc làm mà nhiều doanh nghiệp phải chịu chung số phận“cá lớn nuốt cá bé” khi nền tảng ứng dụng công nghệ của họ yếu thế hơn. Và, đại bộ phận những người già, người vùng sâu vùng xa sẽ cảm thấy bản thân mình quá lạc lõng khi chìm vào một thế giới số và mạng điện tử.
Đến đây, chắc mọi người đã phần nào hiểu được công nghệ 4.0 là gì rồi đúng không?
Video giải thích rõ hơn về công nghệ 4.0
Bình luận