Bắt đầu khởi nghiệp khi còn học đại học năm thứ hai, Shark Nguyễn Hòa Bình là át chủ bài của Tập đoàn NextTech. Ông được biết đến với vai trò là nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam 2019 và còn được coi là “tri kỷ” của các Startup Việt với hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp thành công. Mời các bạn cùng đi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của “Cá Mập” với câu nói nổi tiếng “Anh xin em – đừng ngáo giá!”.
Một số thông tin về Shark Bình
- Tên thật: Nguyễn Hòa Bình
- Năm sinh: 1981
- Quê quán: Hà Nội
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp bằng cử nhân tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ tin học đô thị tại trường Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản).
- Các giải thưởng nhận được: Hơn 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ. Được bình chọn là Top những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007-2017
- Nghề nghiệp: Doanh nhân
- Chức vụ: Chủ tịch Tập đoàn NextTech
- Được biết đến: Nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam (Thương Vụ Bạc Tỷ) năm 2019.
- Trang Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/binh.nexttech
Shark Bình là ai?
Shark Bình tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình. Ông sinh năm 1981. Ông tốt nghiệp tại Đại học quốc gia Hà Nội với bằng cử nhân. Sau đó ông tiếp tục lấy tấm bằng Thạc sĩ tin học đô thị thị trường tại Đại học thành phố Osaka tại Nhật Bản.
Ông hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn NextTech – một tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi lớn như mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng,…
Shark Bình đã vinh dự nhận 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ. Ông là người có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Internet Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017.
Sự nghiệp của Shark Nguyễn Hòa Bình
Bước đầu khởi nghiệp
Shark Bình là một người đam mê với công nghệ. Ông tập tiếp xúc với máy tính và mày mò viết phần mềm từ lúc còn học cấp 3. Năm 2001, khi mới chỉ là chàng sinh viên năm thứ 2 tại Đại học Công Nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Shark Bình đã bắt đầu khởi nghiệp. Ông là người thành lập ra công ty PeaceSoft – chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Khi ấy, ông Bình vừa làm chủ vừa làm nhân viên cho chính công ty của mình và một mình gây dựng, chèo lái PeaceSoft.
Trong một lần tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công, Shark Bình có chia sẻ về những khó khăn khi thành lập và phát triển công ty PeaceSoft . Ông cho hay, gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi “code dạo” cứ ráo mồ hôi là hết tiền, có những khi ốm đau không làm được là đói.
Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập NextTech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của các trang eBay và Alibaba. Sau đó, ông tự xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chiến lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.
Sau khi thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á và khi đó PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.
Đây được cho là thời điểm cực thịnh của Peacesoft bởi theo Shark Bình: eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang “khát hàng ngoại”. Ebay.vn đã “chắp cánh” cho người Việt có thể mua sắm khắp mọi nơi trên thế giới. Nhân cơ hội đó, Peacesoft đã xây dựng thêm web Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại điện tử dần kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn mọc lên như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. Điều này giống như là một cú giáng trí mạng đối với Peacesoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam. Đang từ đỉnh cao khi đứng trên vai người khổng lồ, Shark Bình như rơi xuống vực thẳm khi PeaceSoft dần mất thị trường vào tay các “ông lớn” khác. Thậm chí, ông Bình còn có nguy cơ mất đi sự nghiệp hơn 10 năm xây dựng.
“Trên mặt đất, khi chợ không có khách thì vẫn còn bất động sản. Nhưng với chợ trên mạng thì chỉ còn là một cái tên miền vô giá trị. Chưa kể, thương mại điện tử chỉ có chỗ cho một vài ‘‘ông lớn’’, vậy đâu còn có chỗ cho PeaceSoft?”, ông Bình đặt câu hỏi.
Con đường trở thành chủ tịch tập đoàn NextTech
Sau khi tạm biệt với eBay, Shark Bình đã tìm hiểu về không gian số và hiểu được rằng phần lớn người dùng Việt Nam vẫn giữ thói quen mua bán truyền thống ngày xưa. Ông cho biết có thể PeaceSoft sẽ thua với những đối thủ nước ngoài nhưng trong môi trường truyền thống thì ông rất tự tin rằng nó sẽ vẫn phát triển không ngừng. Cuối cùng ông cũng đã tìm ra con đường mới rộng mở hơn dành cho PeaceSoft.
Shark Bình từng bước một phát triển điện tử hóa thương mại và xây dựng nên Tập đoàn NextTech. Sau khi NextTech ra đời thì các sản phẩm như thanh toán thẻ tín dụng, cổng thương mại điện tử, ví điện tử…. đã cực kỳ thịnh hành. Hoạt động của các sản phẩm này đã vượt ra khỏi Việt Nam, đi sang các nước khác như Mỹ, Singapore hay là Indonesia….
Shark Bình chủ trương tập trung xây dựng các giải pháp và công cụ công nghệ thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa mọi hoạt động của họ một cách thông minh. Cùng với đó, ông đã giúp cho các doanh nghiệp có thể tự mình tìm kiếm lượng khách hàng khổng lồ để chia sẻ giá trị gia tăng.
Tính đến thời điểm hiện tại thì NextTech là tập đoàn có hơn 1000 nhân viên tại 7 quốc gia. Có 3 lĩnh vực chính mà tập đoàn phát triển chính là các dịch vụ hậu cần, công nghệ tài chính và điện tử hóa thương mại điện tử.
Vào năm 2018 thì sản lượng giao dịch của NextTech là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu Shark Bình đặt ra chính là tương lai NextTech sẽ trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Cuộc sống đời tư của Shark Bình
Shark Bình có 1 vợ và 1 con trai. Được biết, ông và vợ cùng là lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn NextTech. Ông đã chia sẻ rằng:“Làm một người cha, tôi không khó để nhận ra và thấu hiểu đam mê của con trai mình. Ngay từ lúc còn nhỏ, con trai tôi (bé Minh Quân) đã sớm có đam mê và yêu thích với việc tìm tòi, khám phá về lĩnh vực công nghệ. Cậu bé đã tự mình tìm hiểu kiến thức, tự học và viết ra những trò chơi đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình ngay từ khi mới 7 tuổi…”.
Năm 2016, vợ chồng Shark Bình quyết định thực hiện và đầu tư vào một dự án mang tên Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY nhằm đào tạo công nghệ cho trẻ em.
Shark Bình đã từng chia sẻ rằng: “Thay vì nhìn vào bài học thành công của người thành công, chúng ta hãy cố gắng tìm ra các bài học thất bại của họ để tự tránh cho mình. 100 trường hợp khởi nghiệp kinh doanh thì 99% thất bại, 1% kia thành công cũng phần nhiều từ may mắn nữa. Các bạn trẻ nên tìm hiểu bài học thất bại, hơn là chăm chăm nhìn vào bài học thành công của người khác.” Ông chính là một tấm gương cho mọi thế hệ người trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp.
Những câu nói ý nghĩa của cá mập “phũ” – Shark Bình
Hy vọng với những chia sẻ ở trên về câu hỏi Shark Bình là ai? sẽ giúp bạn hiểu hơn về một trong những “cá mập” vô cùng tâm huyết với nền startup của Việt Nam hiện nay nhé!
Bình luận